Hệ Tọa Độ VN2000 Và WGS84

Hệ Tọa Độ VN2000 Và WGS84

Mỗi một điểm khi đo bằng các hệ tọa độ khác nhau sẽ ra các giá trị khác nhau. Vì vậy, để thống nhất các con số, tổng cục địa chính đã ban hành quyết định số 973/2001/TT-TCĐC – HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG HỆ QUY CHIẾU VÀ HỆ TOẠ ĐỘ QUỐC GIA VN2000.

Hệ tọa độ VN2000

1. Hệ tọa độ VN2000

Hệ tọa độ VN2000 là hệ tọa độ quốc gia được áp dụng thống nhất để xây dựng hệ thống toạ độ các cấp hạng, hệ thống bản đồ địa hình cơ bản, hệ thống bản đồ nền, hệ thống bản đồ địa chính, hệ thống bản đồ hành chính quốc gia và các loại bản đồ chuyên đề khác. Trong hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên dụng, khi cần thiết được áp dụng các hệ quy chiếu khác phùhợp với mục đích riêng.

Ngày nay, vị trí của mọi công trình công nghiệp và dân dụng đều được biểu diễn – miêu tả bằng tọa độ. Điều này giúp cho các cá nhân, hoặc cơ quan chức năng có thể dễ dàng tìm ra vị trí chính xác của các công trình, thửa đất, giảm thiểu tối đa việc tranh chấp đất đai do số liệu không chính xác.

1.1 Tham Số Chính Của Hệ Tọa Độ VN2000

Ê-líp-xô-ít quy chiếu quốc gia là ê-líp-xô-ít WGS-84 toàn cầu với kích thước:

a. Bán trục lớn: a = 6378137,0m

b. Độ dẹt: f = 1: 298,257223563

c. Tốc độ góc quay quanh trục: w = 7292115,0×10-11rad/s

d. Hằng số trọng trường Trái đất: GM= 3986005.108m3s-2

Vị trí ê-líp-xô-ít quy chiếu quốc gia: ê-líp-xô-ít WGS-84 toàn cầu được xác định vị trí (định vị) phù hợp với lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở sử dụng điểm GPS cạnh dài có độ cao thuỷ chuẩn phân bố đều trên toàn lãnh thổ.

Điểm gốc toạ độ quốc gia: Điểm N00 đặt tại Viện Nghiên cứu Địa chính thuộc Tổng cục Địa chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.

Hệ thống toạ độ phẳng: Hệ toạ độ phẳng UTM quốc tế, được thiết lập trên cơ sở lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với các tham số được tính theo các công thức tại mục I của Phụ lục kèm theo Thông tư này.

1.2 Quy định về lưới chiếu của bản đồ

Sử dụng lưới chiếu hình nón đồng góc với 2 vĩ tuyến chuẩn 110 và 210 để thể hiện các bản đồ địa hình cơ bản, bản đồ nền, bản đồ hành chính quốc gia ở tỷ lệ 1:1.000.000 và nhỏ hơn cho toàn lãnh thổ Việt Nam.

Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 60 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9996 để thể hiện các bản đồ địa hình cơ bản, bản đồ nền, bản đồ hành chính quốc gia tỷ lệ từ 1:500.000 đến 1:25.000.

Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 30 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9999 để thể hiện các bản đồ địa hình cơ bản, bản đồ nền, bản đồ hành chính tỷ lệ từ 1:10.000 đến 1:2.000.

Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu phù hợp có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0.9999 để thể hiện hệ thống bản đồ địa chính cơ sở và bản đồ địa chính các loại tỷ lệ; kinh tuyến trục được quy định cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại tiết c, điểm 1, mục II của Phụ lục kèm theo Thông tư này, thay thế cho quy định tại khoản 1.4 của Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000 và 1:25.000 do Tổng cục Địa chính ban hành năm 1999.

Khi thành lập bản đồ chuyên đề, có thể sử dụng các lưới chiếu nói trên hoặc các loại lưới chiếu khác phù hợp với mục đích thể hiện bản đồ.

2. Hệ Tọa Độ WGS-84

WGS viết tắt của (World Geodetic System) – là hệ thống trắc địa thế giới, là một tiêu chuẩn để sử dụng trong bản đồ học, trắc địa, và đạo hàng vệ tinh bao gồm cả GPS trên toàn thế giới.

WGS-84 ( Hay WGS-1984) là bản sửa đổi/bổ sung mới nhất của hệ thống trắc địa thế giới, công bố bởi Cơ quan Bản đồ Bộ quốc phòng Mỹ vào năm 1984. Hệ WGS84 được coi là một trong những hệ chuẩn xác nhất hiện nay với sai số hai bán trục và độ lệch gốc tọa độ so với địa tâm trái đất là ± 1m

Tham số của hệ tọa độ WGS-84:

  • Bán trục lớn a = 6 378135 m
  • Độ lệch tâm thứ nhất e2 = 0.00669437999013.
  • Độ dẹt a (f) = 1 / 298.257223563)
  • Vận tốc góc quay quanh trục w = 7292115×10-11rad/s
  • Hằng số trọng trường Trái đất fM=3986005.108m3s-2

3. Chuyển Hệ Tọa Độ WGS84 sang VN2000

Hiện nay, để thực hiện công tác đo đạc xác định vị trí điểm như đo RTK, các kỹ sư cần kết nối thiết bị với hệ thống vệ tinh toàn cầu GPS ( Hay GNSS), vì thế, việc chuyển tọa độ điểm giữa hệ VN-2000 và hệ WGS-84 là điều bắt buộc. Thông thường, phần mềm chuyển tọa độ giữa hệ VN2000 và hệ WGS-84 được cài đặt sẵn trong các thiết bị đo đạc hiện đại như máy GPS RTKUAV RTK.

Ngoài ra, nếu thiết bị của không tích hợp chức năng này, thì Tổng cục Địa chính có trách nhiệm cung cấp phần mềm thực hiện tính chuyển toạ độ giữa Hệ VN-2000 và Hệ WGS-84 quốc tế để sử dụng thống nhất cho cả nước.

Người dùng có thể tham khảo các website hỗ trợ chuyển đổi như: https://qhviet.com/chuyen-doi-toa-do-vn2000, https://bandolamnghiep.com/chuyen-toa-do-vn2000-ve-toa-do-lat-long-google-maps/

Cre: https://rtkvn.vn/he-toa-do-vn2000-va-wgs84-la-gi/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm Kiếm

Popular Posts

  • Đo đạc hiện trạng và xác định ranh mốc Trường Mẫu giáo tại Thủ Dầu Một-Bình Dương

    Công ty  TNHH Tư vấn Khảo sát và Đo đạc Tân Tiến đã thực hiện đo đạc hiện trạng và xác định ranh mốc cho Trường Mẫu giáo tại Thủ Dầu Một, Bình Dương theo quy trình chuẩn về đo đạc địa chính. Quá trình này thường bao gồm các bước chính: Khảo sát và…

  • Trắc địa là gì?

    Trắc địa là gì? Trắc địa là một ngành khoa học và kỹ thuật liên quan đến việc thu thập, xử lý và đo lường thông tin về địa hình, địa lý và các yếu tố khác liên quan đến trái đất. Ngành trắc địa đóng vai trò quan trọng trong việc xác định vị…

  • ĐỊNH VỊ TIM TRỤC CHO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TỊNH XÁ NGỌC THÁI Ở PHƯỚC BÌNH, LONG THÀNH

    Tịnh xá Ngọc Thái, một công trình tôn giáo quan trọng tại xã Phước Bình, huyện Long Thành, đang trong quá trình xây dựng với mục tiêu mang đến không gian thiền định, tĩnh tâm cho người dân và du khách. Trong quá trình thi công, việc định vị tim trục đóng vai trò quan…